Valentine

Thực tế nghịch lý "có tiền nhưng không tiêu h suvip

【suvip】Sức ép giải ngân

Thực tế nghịch lý "có tiền nhưng không tiêu hết" không phải là câu chuyện mới mẻ. Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ,ứcépgiảingâsuvip ngành, địa phương còn chậm. Trong đó, còn tới 42 bộ, cơ quan T.Ư và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước, đòi hỏi Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để thúc đẩy tiến độ trong những tháng còn lại.

Tính riêng đầu tàu kinh tế TP.HCM, dù được giao giải ngân gần bằng 10% số vốn cả nước (trên 70.000 tỉ đồng), song con số thực tế tính đến đầu tháng 10 mới đạt hơn 22.000 tỉ đồng (32%). TP.HCM chỉ còn 70 ngày để hoàn thành mục tiêu và chuẩn bị cho năm 2024, song mục tiêu này dường như là bất khả thi. Chỉ rõ thực trạng "trễ hẹn, trì hoãn, chậm rất nhiều kế hoạch", Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu các cấp, ngành của TP phải nhìn thẳng sự thật, không né tránh để tìm ra nguyên nhân. Đặc biệt, TP sẽ quy định chế tài rạch ròi cho "70 ngày nước rút" với từng sở, từng ngành, người đứng đầu chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng cam kết giải ngân. Sức nóng mà người đứng đầu TP truyền xuống bên dưới là rất lớn, song cụ thể hóa ra sao lại còn là năng lực, trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thực thi.

Nhưng không chỉ TP.HCM, với các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân ì ạch, việc chỉ rõ địa chỉ trách nhiệm cũng như có chế tài mạnh tay để răn đe với các đơn vị không nỗ lực giải ngân là điều cần thực hiện quyết liệt. Tránh tình trạng cam kết xong để đó, sang năm lại tái diễn tình trạng chậm giải ngân.

Mặt khác, thực tế cho thấy việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 dù đã cải thiện nhưng vẫn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án và hiệu quả sử dụng vốn. Đến nay vẫn còn hơn 53.000 tỉ đồng vốn ngân sách T.Ư chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ. Công tác chuẩn bị đầu tư vẫn là khâu yếu, dẫn đến tình trạng khi có vốn mới tiến hành chuẩn bị đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư... khiến "vốn vẫn phải chờ dự án".

Với nguồn lực còn eo hẹp, mỗi đồng ngân sách chắt chiu bỏ ra đều mang trọng trách dẫn dắt, là vốn mồi huy động các nguồn vốn bên ngoài, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, với một nền kinh tế mở, dễ chịu tác động như VN, trong bối cảnh nhiều thách thức do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, ảnh hưởng từ các cuộc xung đột địa chính trị, việc phát huy nội lực càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có hàng loạt chỉ đạo sát sao, thiết thực để gỡ các điểm nghẽn, nâng tỷ lệ giải ngân, vấn đề cần nhất bây giờ là sự vào cuộc nghiêm túc hơn từ các bộ, ngành, địa phương, với trách nhiệm trước tiên thuộc về những người đứng đầu. Chậm giải ngân không chỉ lãng phí nguồn lực mà nền kinh tế còn bỏ lỡ cơ hội hồi phục, phát triển. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap